Đất phù sa được mệnh danh là một trong những loại đất trồng tốt nhất, màu mỡ nhất. Vậy lợi ích và công dụng của đất phù sa như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé.
Mục Lục
Đất phù sa là đất gì? Đặc điểm?
Đất phù sa là gì?
Đất phù sa là loại đất được hình thành và có quá trình tiến hóa chậm do sự phong hóa của đá cùng sự phân hủy của xác động thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Đất phù sa là loại đất trồng tốt nhất hiện nay vì nguồn dinh dưỡng có trong đất vô cùng nhiều, đem tới nhiều lợi ích cho sự phát triển của cây trồng. Đất phù sa tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven sông.
Xem thêm: Đất 64 là đất gì?
Đặc điểm của đất phù sa
Như đã thông tin ở trên, phù sa là loại đất được bồi tụ ở hạ lưu các dòng sông qua hàng triệu năm vì thế nó mang nhiều đặc điểm nổi bật nhất là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất phù sa có các đặc điểm nổi bật sau:
- Là môi trường sống không thể tách rời của bất kỳ loài cây nào sống trên đất. Đất phù sa chính là chất nền cho thực vật bám rễ, hút nước, chất dinh dưỡng để nuôi sinh khối thân, lá, hoa và quả.
- Khả năng giữ nước vừa phải không quá kém như đất cát hay quá chặt như đất sét nên giúp cây hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn, góp phần đẩy nhanh quá trình sinh trưởng, cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Đất phù sa không lẫn các tạp chất ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Trong đất phù sa có chứa các thành phần tự nhiên là đất sét, keo đất khả năng giữ nước trong đất lâu nhưng lượng đất vừa phải để không làm cây bị ngập úng.
- Những hạt keo trong đất liên kết thành phần trong đất phù sa giúp đất luôn có độ ẩm vừa đủ, tháng, nhiệt độ ổn định và chất lượng dinh dưỡng cũng ở mức ổn định.
- Bên trong đất có các “chiến binh” dồi dào, là nguồn cung cấp dinh dưỡng, tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho đất. Các loại côn trùng được ví là “cỗ máy” xử lý các phần rễ chết hoặc các phần dễ không còn hoạt động tốt.
- Thành phần trong đất phù sa tự nhiên có đầy đủ các chất hữu cơ, khoáng chất, vô cơ, vi lượng,…giúp cho cây trồng phát triển tốt mà không cần phải sử dụng tới nhiều loại phân bón hóa học giúp người nông dân tiết kiệm chi phí.