thevista.com.vn

thevista.com.vns

Sơn tường

Tìm hiểu về sơn tĩnh điện và những đặc tính kỹ thuật của sơn

Trong đời sống hiện đại hiện nay thì sơn tĩnh điện vô cùng phổ biến bởi chất lượng và kinh tế. Cùng tìm hiểu về sơn tĩnh điện và những đặc tính kỹ thuật của sơn qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) và tính chất phủ ở dạng bột khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.

Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 02 loại chất dẻo phổ biến là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Các loại nhựa nhiêt dẻo là các chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyyeste). Các loại nhựa nhiệt rắn xếp chéo qua nhau tạo ra một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric (TGIC)).

Cong-nghe-son-tinh-dien-tien-tien
Công nghệ sơn tĩnh điện tiên tiến

Xem ngay: Cách Phối màu sơn trần nhà đẹp để có cách làm chuẩn

Công nghệ sơn tĩnh điện(Electro Static Power Coating Technology) là công nghệ hiện đại được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Sau nhiều năm nghiên cứu của các nhà khoa học và nhà sản xuất thì loại sơn này càng trở nên tốt hơn về mọi mặt trong đó có chất lượng và mẫu mã đa dạng.

Có hai loại sơn tĩnh điện:

  • Sơn tĩnh điện trong nhà.
  • Sơn tĩnh điện ngoài nhà.

Thành phần của bột sơn tĩnh điện là gì?

Ngày nay, có rất nhiều bột sơn tĩnh điện khác nhau nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ. Nhà sản xuất tạo ra được rất nhiều màu và tính năng đa dạng bửi thành phần bột sản xuất ra sơn tĩnh điện cũng rất phong phú.

Tuy nhiên, thành phần cơ bản của sơn tĩnh điện bao gồm hợp chất chính: hợp chất polymer hữu cơ hay chất tạo màng (*) (nhựa Epoxy hoặc nhựa khác), curatives, bột màu và các chất phụ khác. Trong đó, thành phần chất tạo màng sẽ được thay đổi để phù hợp cho từng loại vật liệu, điều kiện hoặc nhu cầu sử dụng khác nhau. Đối với nhu cầu đặt hàng khác nhau thì có thể sử dụng thay đổi thành phần bột.  

Để dễ sử dụng, người ta phân loại bột sơn tĩnh điện thành 04 loại phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn (Wrinkle). Phân thành hai điều kiện sử dụng cho trong nhà và ngoài trời.

Đặc tính kỹ thuật của sơn tĩnh điện

son-tinh-dien-khong-anh-huong-toi-moi-truong
Sơn tĩnh điện không ảnh hưởng tới môi trường
  • Không sử dụng dung môi: Sơn tĩnh điện là dạng bột, hoạt động trên nguyên lý tĩnh điên mà không cần tới dung môi hòa tan. Lượng sơn dư thừa được thu hồi nhờ thiết bị hút. Môi trường sẽ không bị ô nhiễm bởi loại sơn này.
  • Nguyên lý tĩnh điện giúp cho lớp sơn di chuyển tự do bám đều trên vật sơn. Người thợ không cần quá tỉ mỉ để làm ra sản phẩm nên rất dễ dàng tự động hoá, có thể sơn hàng loạt mà không cần quá nhiều nhân công.
  • Phương thức hoạt động khá đơn giản, không cần phải có tay nghề cao mới làm được.
  • Tính chất dạng bột của sơn còn giúp nó rất an toàn khi lưu kho. Sẽ không có tình trạng bị cháy nổ.
  • Với khả năng chịu nhiệt cao và ít bị ảnh hưởng môi trường (bao gồm nóng và lạnh)
  • Có khả năng điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn Độ bao phủ bề mặt cao
  • Vật cần sơn có thể đưa vào sơn lại nếu như sơn không đạt.
  • Với những loại sắt thép, thép mạ kẽm hay inox bề mặt không bám dính với các loại sơn thông thường thì sơn tĩnh điện sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất.
  • Dễ bị ảnh hưởng của môi trường (trời lạnh thì bề mặt sơn co lại) Khó điều chỉnh độ dày mỏng của sơn Độ bao phủ thấp (không thể sơn nhửng vật có góc cạnh phức tạp)

Trên đây là sơn tĩnh điện và những đặc tính kỹ thuật của sơn. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post