thevista.com.vn

thevista.com.vns

đất vi bằng là gì
Đất đai

Những rủi ro khi mua nhà đất vi bằng là gì?

Việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là với bên mua. Vậy những rủi ro khi mua nhà đất vi bằng là gì?

Mục Lục

Tìm hiểu về đất vi bằng là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ghi nhận khái niệm vi bằng như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; đồng thời là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video và các tài liệu chứng minh khác.

Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao nhận giấy tờ, giao tiền chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Do đó, dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là một hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu nếu xảy ra tranh chấp.

đất vi bằng là gìNhững rủi ro khi mua nhà đất vi bằng là gì?

Xem thêm: Đất 64 là đất gì? Có được cấp sổ đỏ không?

Những hạn chế đối với vi bằng

Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP) quy định Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với:

– Các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về những việc Thừa phát lại không được làm (những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại…);

– Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp, như: Giao dịch chuyển nhượng, hoặc tặng cho nhà, đất…;

– Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thừa phát lại chỉ được lập vi bằng các hành vi, sự kiện xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại và vi bằng phải được đăng ký tại Sở Tư pháp thì mới hợp pháp.

Như vậy, thực chất vi bằng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán tài sản và nhà đất. Đó là một bằng chứng chứng minh có thỏa thuận, giao dịch… giữa hai bên, không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua.

đất vi bằng là gìNhững rủi ro khi mua nhà đất vi bằng là gì?

Xem thêm: Đất yếu là gì? Các phương pháp xử lý nền đất yếu phổ biến

Những rủi ro khi mua nhà đất vi bằng là gì?

Việc mua bán hay chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tờ viết tay, thông qua hình thức lập vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là với bên mua. Trên thực tế, có trường hợp lập vi bằng chuyển nhượng nhà đất trong khi đã thế chấp tài sản ở ngân hàng, cầm cố hay chuyển nhượng cho người khác bằng giấy tờ viết tay dẫn đến phát sinh tranh chấp.

Độ thanh khoản tương đối thấp

Có ít người lựa chọn mua nhà bằng vi bằng bởi các rủi ro là rất lớn, thậm chí có thể mất trắng tiền. Bên cạnh đó, thông qua mẫu vi bằng mua bán không ít người đã bị lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, loại hình này ngày càng được ít xuất hiện trên thị trường, chỉ thấy ở một số ít khu vực nhất định.

Tính pháp lý không minh bạch

Do công chứng vi bằng chỉ được văn phòng Thừa Phát Lại đảm bảo cho việc giao nhận tiền và giấy tờ, không đảm bảo cho quyền sử dụng đất của người mua. Do đó, trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa 2 bên thường rất khó giải quyết.

Hiểu một cách đơn giản, văn phòng Thừa Phát Lại chỉ làm chứng cho giao dịch nhưng Nhà nước không công nhận. Thay vào đó, văn phòng công chứng sẽ thừa nhận giao dịch mua bán nhà đất và hoạt động mua bán đó được Nhà nước công nhận. Thông thường, vi bằng được sử dụng chung với chủ của lô đất nếu họ bán một phần, nếu như vậy việc mua bán chỉ bằng vi bằng.

Có thể bị mất trắng

Thường vi bằng nằm trong sổ chung với chủ đất, nếu chủ sở hữu đất qua đời thì theo luật thừa kế thì tài sản sẽ thuộc về nhà đình. Khi đó, người mua có thể bị mất trắng tài sản, bởi quyền thừa kế cao hơn vi bằng. Tuy nhiên, nếu có thể liên hệ và thương lượng với gia đình chủ sở hữu đất vẫn có thể tiến hành làm giấy xác nhận để lấy tài sản đó.

Không thể vay ngân hàng

Ngân hàng sẽ không hỗ trợ việc cho vay do vi bằng nên chưa chuyển tên qua người mua. Những trường hợp không được ngân hàng hỗ trợ sau này sẽ rất khó để bán ra hoặc khi cần tiền cũng rất khó để xoay vòng vốn với tài sản là vi bằng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được những rủi ro khi mua bán nhà đất vi bằng là gì để tránh gặp trong thực tế.

Rate this post