Trong xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập khi thi công trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý hiệu quả. Vậy nền đất yếu là gì?
Mục Lục
Nền đất yếu là gì?
Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và bị biến dạng nên không thể xây dựng công trình. Đất yếu là một loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên.
Một số loại đất có nền yếu thường gặp như:
- Đất cát yếu: Đất này có đặc trưng là kết cấu không bền chặt, bao gồm các loại cát mịn. Chúng có thế bị ép chặt và pha loãng, do đó nếu chịu tải trọng thì sẽ gặp hiện tượng cát chảy.
- Đất sét yếu: Là loại đất sét hay á sét tương đối chặt ở trạng thái bão hòa nước và cường độ của chúng thấp.
- Bùn: Bùn có độ ẩm quá giới hạn chảy và có hệ số rỗng lớn (e>1). Bên cạnh đó, độ bền của bùn rất bé, nên để thực hiện thi công trên đất bùn thì buộc phải xử lý nền đất.
- Than bùn và đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ và được hình thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy hay gần bờ sông (hàm lượng hữu cơ từ 20 – 80%).
- Đất bazan: Loại đất này có đặc tính là có độ rỗng lớn, dung trọng khô bé và khả năng thấm nước cao nên rất dễ bị lún sập.
- Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị pha loãng hoặc nén chặt đáng kể. Khi chịu tải trọng động thì loại đất này chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy.
- Đất đắp: Loại đất này tạo nên do tác động của con người. Những đặc điểm của đất đắp đó chính là phân bố đứt đoạn và có thành phần không thuần nhất.
Đất yếu là gì? Các phương pháp xử lý nền đất yếu phổ biến
Xem thêm: Đất 64 là đất gì? Có được cấp sổ đỏ không?
Cách nhận biết nền đất yếu là gì?
Nền đất đóng vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng, có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Để nhận biết về đất yếu có hai quan điểm dựa vào định tính và định lượng.
– Về định lượng: Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém, dễ bị phá hoại và biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể.
– Về định tính: Đất yếu là loại đất không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên như các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập…
– Dựa vào các chỉ tiêu cơ học:
- Sức chịu tải bé: R = (0,5 – 1)kG/ cm2.
- Hệ số nén: a >= 0,01 cm2/kG.
- Modun biến dạng: E0 <= 50 kG/cm2.
- Góc ma sát trong: fi <= 100.
- Lực dính (đối với đất dính): c <= 0,1 kG/cm2.
– Dựa vào chỉ tiêu vật lý, đất được gọi là yếu khi:
- Hệ số rỗng: e >=1.
- Dung trọng: gW <= 1,7 T/m3.
- Độ bão hòa: G >=0,8.
- Độ ẩm: W >=40%.
Đất yếu là gì? Các phương pháp xử lý nền đất yếu phổ biến
Xem thêm: Đất phù sa là gì? Đất phù sa thích hợp trồng những loại cây nào?
Những cách xử lý nền đất yếu là gì?
Khi thi công các công trình xây dựng gặp nền đất yếu, tùy thuộc vào tính chất của lớp đất và đặc điểm cấu tạo của công trình mà người ta dùng phương pháp xử lý nền móng cho phù hợp. Điều này với mục đích để tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường cho công trình.
Sử dụng cọc cừ tràm hay cọc tre
Cọc tre hay cọc cừ tràm là phương pháp xử lý nền đất yếu được áp dụng từ lâu. Cừ tràm 4m được đóng để gia cố nền đất để làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún. Thông thường thì 1m2 đất nên đóng từ 25 – 30 cọc cừ tràm tùy từng nền đất. Nên chọn cọc cừ tràm tươi, có chiều dài đều nhau và lựa chọn các nhà thầu thi công đóng cọc cừ tràm chuyên nghiệp để gia cố nền đất hiệu quả nhất.
Thay đổi độ sâu của móng
Thay đổi độ sâu móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền. Bởi khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền và làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Đồng thời tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt và ổn định hơn. Lưu ý, nếu xây dựng công trình lớn thì không nên áp dụng biện pháp này vì chi phí cao và tốn kém.
Sử dụng các loại cọc nhân tạo
Với những công trình có quy mô lớn, thay vì sử dụng cọc cừ tràm thì nên chọn các loại cọc nhân tạo để tăng sức chịu lực cho công trình. Các loại cọc thông như như cọc thép, cọc bê tông, cọc đất vôi và đất xi măng. Ưu điểm của các loại cọc này là có độ bền cao, gia cố nền đất có độ lún lớn và xây được nhiều công trình lớn, tuy nhiên tốn chi phí cao.
Phương pháp bấc thấm
Bấc thấm là vật liệu được sử dụng nhiều trong xây dựng với mục đích làm giảm độ rỗng và độ ẩm của đất yếu. Nói cách khác, bấc thấm giúp dẫn nước từ dưới lòng đất lên hoặc từ phương ngang lên. Cấu tạo bằng lõi nhựa plastic được bọc quanh lớp vải địa kỹ thuật. Phương pháp này là sử dụng thấm để dẫn nước dưới lòng đất lên mặt đất và khi nền đất yếu được thoát nước sẽ tăng quá trình cố kết, cũng như tăng khả năng chịu tải trọng của nền đất.
Sử dụng đệm cát
Đây là phương pháp khắc phục nền đất yếu dưới 3m đơn giản và được nhiều nhà thầu áp dụng. Bằng cách thay toàn bộ lớp đất yếu sát mặt nền thành lớp cát sỏi. Phương pháp này đem lại hiệu quả kỹ thuật cao. Đệm cát sẽ giúp truyền tải trọng từ công trình phía trên xuống lớp đất yếu bên dưới và tăng khả năng chịu tải trọng của đất, tăng độ ổn định.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bận đọc nắm được nền đất yếu là gì và một số biện pháp khắc phục nền yếu khi thi công công trình.