Trong thực tế, đất được phân loại thành ba nhóm chính là đất thịt, đất sét và đất cát, mỗi loại đất sẽ được ứng dụng trong điều kiện khác nhau. Việc hiểu rõ đất nào giữ nước tốt nhất cũng như tính chất các loại đất sẽ giúp bạn lựa chọn đất trồng phù hợp.
Mục Lục
Đặc điểm của 3 loại đất trồng phổ biến
Ba nhóm đất thịt, đất sét và đất cát mỗi loại có đặc tính riêng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng.
Đất cát
Với kết cấu hạt lớn, đất cát có khả năng thoát nước nhanh, hạn chế tình trạng úng, ít giữ ẩm và dinh dưỡng kém. Loại đất này cát thường không phù hợp cho cây trồng. Do đó, đất cát thường được cải tạo bằng cách bổ sung phân hữu cơ, mùn hoặc than bùn để cải thiện độ phì nhiêu.
Đất sét
Đất sét có cấu trúc hạt nhỏ, kết cấu chặt, giúp nước ít bị thấm qua nhưng thoát nước kém thích hợp cho cây trồng cần độ ẩm cao như lúa nước. Đất này rất giàu khoáng chất và thích hợp cho nhiều loại cây trồng nếu được xử lý hợp lý.

Xem thêm: Đất á sét là gì? Đặc điểm của đất á sét
Đất mùn (đất thịt)
Đây là loại đất có sự cân bằng giữa cát, mùn và sét, có độ tơi xốp vừa phải chứa nhiều chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi.
Đất nào giữ nước tốt nhất?
Dựa trên những đặc điểm về kết cấu 3 loại đất trên có thể thấy đất sét có hạt nhỏ, kết cấu chặt, giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất, tiếp theo là đất thịt, và cuối cùng là đất cát. Đất sét là loại đất giữ nước tốt nhất do có khả năng hấp thụ và giữ lại nước trong thời gian dài giúp duy trì độ ẩm và cung cấp dinh dưỡng cho cây đặc biệt trong điều kiện khô hạn.
Các thành phần cơ bản có trong đất sét bao gồm:
- Khoáng vật sét là thành phần chính của đất sét giúp đất có tính dẻo, khả năng giữ nước và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt. Kích thước hạt đất sét thường dưới 0,002 mm, tạo nên kết cấu rất mịn;
- Chất hữu cơ cơ từ xác thực vật và động vật phân hủy, góp phần cải thiện độ tơi xốp;
- Đất sét chứa một lượng nhỏ các khoáng khác như thạch anh, fenspat, mica ảnh hưởng đến kết cấu và độ bền của đất;
- Đất sét chứa nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng như sắt, magie, kali, canxi, nhôm để cây phát triển;
- Đất sét giữ nước rất tốt nhờ các hạt đất nhỏ và kết cấu chặt chẽ;
- Đất sét chứa không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây;
Đất sét có cấu trúc hạt mịn và khả năng liên kết cao giúp nước ít bị thấm qua, giàu dinh dưỡng, phù hợp với đa số cây trồng. Đất sét được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp, trồng cây ăn quả, rau màu và làm vườn. Tuy nhiên, để tối ưu hóa khả năng giữ nước cần kết hợp đất sét với đất hữu cơ hoặc được cải tạo để sử dụng hiệu quả.

Xem thêm: Đất lưu không là gì? Quy định về sử dụng đất lưu không
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng nhược điểm của đất sét là khả năng thoát nước kém, dễ bị nén chặt khi khô thì cứng, nứt nẻ, khi ướt thì dính và khó thoát nước.
Đất sét trồng những loại cây nào?
Đất sét giữ nước rất tốt nhưng nhược điểm thoát nước kém, chỉ phù hợp với các loại cây ưa ẩm và không dễ úng rễ. Một số loại cây có thể chịu được điều kiện ngập nước và phát triển tốt trên đất sét như táo, lê, quýt, cam, các loại cây lấy gỗ bạch đàn, liễu, cà rốt, đậu hà lan, bắp cải,…
Ngoài các loại cây trồng, đất sét có tính kết dính cao, ít thấm nước nên được sử dụng rộng rãi trong các công trình thủy lợi để chống thấm, bảo vệ kết cấu và tăng độ bền vững của công trình. Mặc dù có nhược điểm, nhưng đất sét vẫn là loại đất có ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào đặc tính kết dính, giữ nước tốt và khả năng chịu nhiệt.
Qua những thông tin đất nào giữ nước tốt nhất, nên trồng cây gì để có năng suất cao trong bài viết của thevista.com.vn sẽ hỗ trợ cho việc canh tác được hiệu quả hơn. Tùy vào nhu cầu canh tác, người trồng có thể cải tạo và phối trộn các loại đất phù hợp nhất với đất sét của khu vực mình sẽ giúp cây trồng phát triển tốt, đạt năng suất cao.