Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước đại diện quản lý. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm đất đai là gì? Phân loại đất đai thế nào? qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Khái niệm đất đai là gì?
Theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT, đất đai được hiểu như sau:
“Đất đai là vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trong hiện tại hoặc tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, đại mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.”
Đặc điểm của đất đai
Theo khoản 4, điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT đặc điểm của đất đai như sau:
-Đất đai có tính cố định, không thể di chuyển, tính cố định vị trí quyết định giới hạn theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất. Đất đai là tài sản có hạn vì đất đai không thể sinh sản.
-Đất đai là tài sản không hao mòn theo thời gian mà có xu hướng tăng giá trị theo năm tháng.
-Đất đai là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và đứng ra quản lý, sử dụng hoặc quyết định trao quyền cho một người sử dụng đất khác.
-Các quyền của người sử dụng đất gồm: quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền bề mặt.
-Đất đai được xem là hàng hóa đặc biệt, được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng trên thị trường đất đai hiện nay.
Đọc thêm: Đâu là đất chua
Vai trò của đất đai
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống kinh tế – xã hội:
-Đất đai là nơi xây dựng nhà ở, công trình, là nơi sản xuất kinh tế, diễn ra các hoạt động của con người.
-Trong nông – lâm nghiệp, đất đai là điều kiện vật chất, là đối tượng lao động và công cụ.
-Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai là cơ sở địa điểm cho các thành phố, các công trình giao thông, thủy lợi, đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp,…
-Đất đai là một tài sản cố định, là thước đo giào có của một quốc gia.
Phân loại đất đai thế nào?
Theo điều 10 luật đất đai 2013, đất đai được phân thành 3 nhóm chính:
Nhóm đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất rừng sản xuất
- Đất rừng phòng hộ
- Đất rừng đặc dụng
- Đất rừng trồng thủy sản
- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc,…
Nhóm đất phi nông nghiệp
- Đất ở gồm đất tại nông thôn, đô thị
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo,…
- Đất sản xuất, kinh doanh: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ,…
- Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch và mặt nước chuyên dùng.
Nhóm đất chưa sử dụng
- Đất bằng chưa sử dụng
- Đất đồi núi chưa sử dụng
- Núi đá không có rừng cây
Nhà nước thực hiện quản lý đất đai ra sao?
-Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính
-Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai.
-Quy định các chế độ, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các chế độ.
-Giao đất và thu hồi đất.
-Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính
-Giải quyết tranh chấp đất đai
Xem thêm: Cách pha màu nâu cánh gián
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đất đai là gì, phân loại đất đai hiện nay. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để quản lý đất hiệu quả.